Hiểu rõ cách Tiktok phân phối livestream để tối ưu hiệu suất

Livestream trên Tiktok được dự đoán sẽ trở thành một “chiến trường” đầy cam go cho các nhà bán hàng khi ai cũng ồ ạt “nhảy” vào livestream. Do đó, ngoài việc mang đến nội dung sáng tạo, các nhà bán hàng cũng cần nắm rõ thuật toán livestream Tiktok để nhân đôi hiệu suất. Cùng Dizim tìm hiểu ngay cách Tiktok phân phối livestream để thu hút thêm nhiều người xem và chuyển đổi đơn hàng thành công. 

Thuật toán ảnh hưởng như thế nào đến phân phối video trên Tiktok?

Khi xem video trên Tiktok, bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì khiến video này xuất hiện trên trang “Dành cho bạn” mà không phải video khác? Câu trả lời chính là thuật toán TikTok (Tiktok Algorithm). Thuật toán này sẽ đoán xem bạn muốn xem video nào dựa trên sở thích cá nhân của bạn. 

Khi người dùng mới bắt đầu sử dụng TikTok, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng lựa chọn những chủ đề quan tâm. Dựa vào đó, Tiktok sẽ đề xuất những video phù hợp và đánh giá mức độ yêu thích của bạn (thời gian xem, lượt thích, bình luận) và đưa ra những đề xuất tương tự trong tương lai. Tiktok cũng sẽ linh hoạt thay đổi nội dung đề xuất nếu sở thích của bạn thay đổi theo thời gian. 

Tiktok sẽ dựa trên mức độ tương tác để đề xuất những video phù hợp 
Tiktok sẽ dựa trên mức độ tương tác để đề xuất những video phù hợp 

Về phía nhà sáng tạo nội dung, Tiktok ban đầu cũng sẽ phân phối video đến đa dạng người xem. Từ đó, nền tảng sẽ xác định đối tượng tương tác tích cực và phân phối video của bạn đến những người xem có khả năng cao tương tác nhất sau này. Nếu video nhận được nhiều phản hồi tích cực, Tiktok đề xuất đến nhiều người xem hơn. 

Vậy thuật toán phân phối video Tiktok liệu có giống với thuật toán phân phối livestream của nền tảng? 

Tiktok đang phân phối livestream như thế nào?

Câu trả lời là có. Tiktok sẽ ưu ái đẩy Free Traffic (lưu lượng người xem miễn phí) cho các nhà bán hàng mới bắt đầu livestream. Tùy thuộc vào khả năng và nội dung livestream, các nhà bán hàng có thể thu hút một nhóm khách hàng ở lại và tương tác với phiên live. Tiktok sẽ dựa vào kết quả đó để đánh giá và phân phối tiếp cho nhóm khách hàng có cùng sở thích tương tự. 

Ở bước này, nhiều nhà bán hàng mới bắt đầu livestream thường thiếu sự chuẩn bị kỹ càng, khiến phiên live bị phần lớn lưu lượng người xem miễn phí bỏ qua. Điều này dẫn đến việc Tiktok đánh giá phiên live không hữu ích với người dùng và sẽ không đề xuất livestream của bạn sau này. 

Ngoài ra, livestream của bạn cũng có thể được phân phối theo những cách sau: 

  • Thông báo cho người theo dõi: Lượng người xem livestream sẽ đến từ người theo dõi kênh của bạn. Khi bạn livestream, Tiktok sẽ gửi thông báo đến những người theo dõi bạn. Bạn cần đặt tiêu đề hấp dẫn để thu hút họ vào xem. 
  • Lượng người xem từ video: Người xem sẽ biết được bạn đang livestream khi họ đang xem video của bạn. Chính vì thế, nếu thấy video của mình đang lên xu hướng, hãy livestream thường xuyên. Người xem sẽ tò mò và nhấp vào livestream của bạn để xem tiếp. 
  • Traffic ngoại: Traffic ngoại là lượng người xem đến từ các kênh khác ngoài Tiktok, ví dụ như Facebook, Instagram, Zalo. Bạn có thể sao chép liên kết livestream và kêu gọi người hâm mộ từ nền tảng khác. 

Dù phân phối theo cách nào, chỉ cần hiệu suất phiên live tốt thì Tiktok sẽ đẩy lưu lượng tự nhiên đến livestream của bạn. Vậy đâu là những yếu tố Tiktok đánh giá một phiên livestream chất lượng? 

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối

Thuật toán Tiktok sẽ dựa trên những yếu tố quan trọng sau để đánh giá hiệu suất livestream nhằm phân phối đến đúng tệp khách hàng:

Thời gian xem livestream (Watch Time)

Đây là yếu tố then chốt mà Tiktok dùng để đánh giá livestream của bạn có hiệu quả hay không. Thời gian trung bình ở lại một phiên live nên trên 50 giây. Đây là thời gian mà Tiktok đảm bảo rằng phiên live của bạn đủ thu hút về mặt hình ảnh, bối cảnh và nội dung. Do đó, hãy cố gắng giữ chân người xem thật lâu bằng những nội dung sáng tạo và kêu gọi tương tác.

Nếu thời lượng xem livestream của bạn đang ít hơn 50 giây, có lẽ bạn đã mắc những lỗi sai cơ bản khiến người xem bỏ qua ngay lập tức. Một bối cảnh đẹp hay trưng bày sản phẩm bắt mắt sẽ giúp gây ấn tượng tốt trong vài giây đầu và thu hút người xem tiếp tục ở lại coi live. Để khắc phục những lỗi sai cơ bản trên, bạn có thể sử dụng AI Livestreamer, giúp bạn set up bối cảnh bắt mắt mà không tốn quá nhiều chi phí. 

Tìm hiểu thêm về AI Livestreamer  tại đây

Tỷ lệ tương tác (Engagement)

Chỉ số thể hiện mức độ quan tâm của người xem đối với livestream của bạn sẽ bao gồm số lượng comment và thả tim. Tương tác càng nhiều, Tiktok sẽ đánh giá đây là một phiên live hữu ích. Bởi thế, hãy luôn khuyến khích người xem bình luận bằng cách tạo nhiều tình huống tương tác. Bạn cũng có thể tổ chức minigame, hay tung ra những khuyến mãi khủng, freeship nhằm kích thích người xem để lại bình luận.

Tạo tình huống tương tác, giữ chân người xem để phiên livestream được đánh giá cao
Tạo tình huống tương tác, giữ chân người xem để phiên livestream được đánh giá cao

Sau khi đã nắm rõ cách Tiktok phân phối livestream, việc của bạn là cải thiện chất lượng phiên live để Tiktok đánh giá chất lượng và đề xuất cho nhiều tệp người xem. 

Bí quyết tối ưu hiệu quả livestream

Chuẩn bị kỹ càng trước giờ G

Trước khi livestream, các nhà bán hàng cần: 

  • Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho mỗi phiên live (tăng nhân diện hay tăng doanh thu,…) để có chiến lược phù hợp.
  • Lên kịch bản và kế hoạch chi tiết về nội dung, thời lượng, các hoạt động tương tác,… để livestream diễn ra suôn sẻ và thu hút. 
  • Chuẩn bị thiết bị “xịn sò” bằng cách đầu tư vào điện thoại, micro, camera,… để đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất. Ngoài ra, hãy nhớ chọn bối cảnh đẹp mắt và thể hiện được chủ đề livestream.

Chinh phục kỹ năng livestream thu hút

Để thu hút người xem, các nhà bán hàng nên tương tác nhiệt tình với khách hàng, chào hỏi người xem, trả lời bình luận, đặt câu hỏi để tạo bầu không khí sôi nổi và thu hút sự chú ý. Hãy giải đáp thắc mắc của người xem một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và thể hiện sự quan tâm.

Bạn có thể kết hợp các hoạt động khác để thu hút khách hàng như: tổ chức trò chơi, minigame với phần quà hấp dẫn giúp tương tác và giữ chân người xem. Ngoài ra, đừng quên liên tục cập nhật các xu hướng Tiktok, học hỏi các livestreamer cùng ngành để nâng cao kỹ năng. 

Phân tích kỹ lưỡng sau livestream

Cuối cùng, sau khi kết thúc livestream, đừng quên đánh giá các chỉ số livestream Tiktok như số lượng người xem, thời gian xem, tương tác,… Việc xem lại livestream cũng sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó, rút kinh nghiệm và cải thiện cho những lần live sắp tới. Bạn cũng có thể thu thập ý kiến người xem về nội dung và chất lượng livestream. 

Kết luận 

Có thể thấy, việc hiểu rõ và đáp ứng đúng thuật toán phân phối livestream của Tiktok sẽ giúp các nhà bán hàng đi trước một bước so với đối thủ. Việc còn lại sẽ nằm ở nội dung và khả năng dẫn dắt livestream. Do đó, các nhà bán hàng cũng cần chú trọng vào việc lên kịch bản và cải thiện kỹ năng livestream để đạt được doanh thu như mong muốn.

Theo dõi Dizim để nhận thêm những thông tin mới nhất về livestream và AI nhé!

2 comments

  1. Oh my ɡoodness! IncгediЬle article dude!
    Thank you s᧐ much, However I am going
    through difficulties with your RSS. I don’t understand why I cannot subscгibe to it.
    Ιs there anybody getting simiⅼar RSS problems? Anyone that
    knows the solution will ʏou kindly respond? Thanx!!

  2. Nice post. I ⅼearn something totally new ɑnd challenging on sites I stumbleupon on a daily basis.

    It’s always helpful to read content from οtһer writers and usе ѕomethіng frοm other sites.

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *