Ứng dụng AIDA, PAS, HSSBC trong kịch bản livestream

Tình trạng bắt đầu phiên live nhưng lại “cứng họng” vì không biết nói gì là một vấn đề nan giải đối với các nhà bán hàng, nhất là khi mới tập tành livestream. Hãy cùng Dizim tìm hiểu về những mô hình content nổi tiếng và cách ứng dụng chúng vào khâu viết kịch bản livestream. 

Vì sao nên ứng dụng dụng các mô hình Content vào kịch bản livestream? 

Tưởng chừng những mô hình content như AIDA, PAS,… chỉ được sử dụng trong các bài viết trên mạng xã hội, việc ứng dụng chúng vào khâu viết kịch bản không chỉ giúp bạn muôn biến vạn hóa một sản phẩm mà còn tăng cơ hội chuyển đổi. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào công thức mà nên thêm thắt và thay đổi phù hợp. Quan trọng vẫn nằm ở bước hiểu rõ khách hàng là ai và muốn gì, từ đó đưa ra những câu chuyện và lợi ích giải quyết nỗi đau, mong muốn của họ. Dưới đây là 3 mô hình content nổi tiếng:

1. AIDA: Thu hút – Kích thích – Khơi gợi – Hành động

Attention (Thu hút): Người xem có vô vàn lựa chọn từ các phiên livestream khác. Do đó, khởi đầu bằng một câu hỏi đánh trúng nỗi tự ti thầm kín của họ hay chia sẻ một câu chuyện trên mạng gây cấn gần đây sẽ giữ giải quyết câu chuyện giữ chân khách hàng trong 3 giây đầu. Tại đây, bạn có thể sử dụng một số phương pháp như so sánh, nhấn mạnh thông điệp,…

Interest (Kích thích): Bước tiếp theo là làm người dùng thích thú với lợi ích sản phẩm. Việc xác định nhu cầu, mong muốn khách hàng sẽ là kim chỉ nam giúp bạn chọn lọc và sắp xếp thông điệp theo mức độ ưu tiên. 

Desire (Khơi gợi): Ở bước này, hãy khơi gợi sự tò mò và mong muốn sở hữu sản phẩm bằng cách chia sẻ phản hồi tích cực từ khách hàng, thông báo các chương trình khuyến mãi giới hạn chỉ diễn ra trong phiên live,…

Action (Hành động): Cuối cùng, điều hướng khách hàng thực hiện hành động cụ thể như “Đặt mua ngay để không bỏ lỡ ưu đãi đặc biệt”, “Liên hệ tư vấn”,…

Mô hình AIDA
Mô hình AIDA

Ví dụ: Sản phẩm kem chống nắng

Attention: Giờ này ai mà ra đường không dùng kem chống nắng giống như đi gặp người yêu mà không makeup vậy đó các chị yêu. 

Interest: Bởi dù có makeup bao nhiêu, không có kem chống nắng thì làn da xấu cũng không ăn kem nền được đâu. Nhưng mà có chị em nào giống em, hồi trước em dùng kem chống nắng hãng kia, vỗ muốn bay cái da mặt mà vẫn gặp tình trạng vón cục. Nhưng từ ngày chuyển qua [Tên sản phẩm] thì không bao giờ gặp lại tình trạng đó nhờ chất làm mềm da có trong sản phẩm. 

Desire: Ngoài hợp chất làm mềm da, [Tên sản phẩm] với chỉ số SPF 50+ PA++++ và khả năng chống nước, sẽ là bảo bối bảo vệ chị em tham gia mấy hoạt động ngoài trời mà không lo đen da nha. Hiển nhiên chất lượng sẽ đi đôi với giá thành rồi nhưng hôm nay em được nhãn hàng tặng cho ưu đãi đặc biệt. 

Action: Nhưng số lượng rất ít. Chị em nào không hốt liền giờ thì đừng có mà trách em sao không giảm giá. Nhanh tay bỏ vào giỏ hàng và chốt đơn đi nè mấy chị yêu của em! 

2. PAS: Vấn đề – Kích thích – Giải pháp

Problem (Vấn đề): Hãy đưa ra những vấn đề khách hàng đang đối mặt mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể giải quyết. Đặt mình vào vị trí của người dùng sẽ giúp bạn đưa ra vấn đề trực diện và chính xác nhất. 

Agitate (Kích thích): Tiếp theo, bạn cần nhấn mạnh tính nghiệm trọng của vấn đề, khiến họ cảm nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của việc tìm ra giải pháp. Bạn có thể nêu bật những tác động tiêu cực tới sức khỏe, cuộc sống, và mối quan hệ của họ. 

Solve (Giải pháp): Cuối cùng, đây là lúc sản phẩm của bạn xuất hiện như một vị cứu tinh. Việc nêu bật lợi ích và sự khác biệt so với các phương án khác trên thị trường sẽ giúp bạn tăng cơ hội chuyển đổi. 

Mô hình PAS
Mô hình PAS

Ví dụ: Sản phẩm máy massage

Problem: Em có ông anh bạn làm văn phòng cả ngày, lương thì cao nhưng lúc nào ổng cũng đau nhức, khó chịu trong người. 

Agitate: Mỗi lần về nhà là ổng chỉ nằm bất động trên giường chứ không chơi với con hay giúp việc nhà cho vợ. Dẫn đến tình cảm vợ chồng dạo này bắt đầu nhạt đi. Thậm chí đứa con gái 10 tuổi cũng không thèm vòi chơi với cha nữa. 

Solve: Nhưng may sao, ổng có người bạn bán máy massage như em. Nghe tình trạng của ổng là em bắt bệnh liền. Máy massage [Tên sản phẩm] nhà em đến từ Nhật Bản mà cái gì bên Nhật là mọi người biết nó xịn với bền như nào rồi đúng không. Máy nhà em có nhiều chế độ massage khác nhau và được chuyên gia chứng nhận là sẽ giúp giảm đau nhức mỏi hiệu quả chỉ sau 30 ngày sử dụng. Mua 1 lần dùng cả đời đó mọi người, gì chứ đầu tư vào sức khỏe là không bao giờ lỗ mà đâu phải có mỗi mình dùng đâu đúng không. Cả nhà mua ngay kẻo lỡ nha. 

3. HSSBC: Móc câu – Giá trị khác biệt – Giá trị cốt lõi – Nhận diện thương hiệu – Kêu gọi hành động

Mở đầu (Móc Câu): 1-2 câu đầu tiên quyết định xem khách hàng có ở lại phiên livestream của bạn hay không. Do đó, hãy tạo sự tò mò  về thông tin sản phẩm bạn sẽ giới thiệu.

Selling Point A (Giá trị khác biệt): Tiếp theo, bạn cần mô tả rõ ràng ưu điểm đặc biệt sản phẩm mang lại – điều mà đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Điều này có thể là công nghệ độc quyền, thiết kế độc đáo, hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội.

Selling Point B (Giá trị cốt lõi): Bên cạnh giá trị khác biệt, việc khẳng định các giá trị cơ bản sản phẩm cung cấp quan trọng sẽ tăng khả năng chuyển đổi. Bởi ai mà không thích mua 1 nhưng ứng dụng được nhiều trong cuộc sống. 

Branding (Nhận diện thương hiệu): Để khách hàng nhớ đến bạn, xây dựng một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ thông qua logo, màu sắc chủ đạo, giấy cảm ơn,… sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được nhận diện và tạo ra ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng.

Call-to-action (Kêu gọi hành động): Lời kêu gọi hành động nên được nhắc lại xuyên suốt trong buổi livestream. Sử dụng ngôn từ mạnh mẽ cùng với giới hạn mặt thời gian, số lượng sẽ kích thích và khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức. 

Mô hình HSSBC
Mô hình HSSBC

Ví dụ: Sản phẩm máy tăm nước

Hook: Mấy chị nhìn và cho em câu công tâm là răng em như này có đẹp không? Thế mà bác sĩ nói em bị viêm nướu nặng, xém nữa là phải phẫu thuật luôn đấy chứ. Mà em đánh răng kỹ lắm, nhưng bác sĩ bảo dù đánh kỹ cỡ nào thì đồ ăn cũng mắc lại trên nướu nên kêu em về chăm dùng máy tăm nước đi. 

Selling Point A: Em dùng máy tăm nước [Tên thương hiệu] hơn 1 tháng trời, tình trạng cải thiện tốt mới dám giới thiệu cho anh/chị. Máy sử dụng công nghệ tiên tiến với áp lực nước mạnh mẽ giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và mảng bám. Đặc biệt, máy nhỏ gọn nên chỉ cần gập lại là có thể mang theo bất kỳ nơi đâu rồi. 

Selling Point B: Hôm bữa em đi khám nha khoa lại, bác sĩ kêu có tiến bộ nên kêu em khỏi lấy cao vôi răng luôn. Mà từ khi có tăm nước, tình trạng hôi miệng của e cũng giảm bớt. 

Branding: À mà quên, [Tên thương hiệu] là thương hiệu máy tăm nước hàng đầu Việt Nam với hơn 1 triệu lượt mua rồi. Nên mọi người không cần lo về phần chất lượng đâu nha. 

Call-to-action: Em biết có nhiều anh/chị vẫn đang cân nhắc đầu tư một số tiền lớn cho một máy tăm nước như em hồi đó. Nên hôm nay em giới thiệu cái deal ngon để anh/chị nào còn chần chừ thì hốt ngay đi. Anh/chị nào không mua được thì cố canh mấy ngày sale rồi em tung deal cho nè nhưng nói trước là giá không ưu đãi như trong phiên live hôm nay đâu. 

Ứng dụng Chat GPT viết kịch bản livestream

Đối với các nhà bán hàng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết kịch bản livestream, Chat GPT sẽ là một lựa chọn tốt. Trong đó, một câu lệnh hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố sau:

1. Xác định vai trò/Persona

2. Phân chia nhiệm vụ của bạn (không thực hiện quá 1 nhiệm vụ cho mỗi lệnh)

3. Thiết lập bối cảnh cụ thể

4. Tạo một mẫu cho câu lệnh của bạn

5. Chỉ định đầu ra của bạn

Chat GPT sẽ trả về kết quả tốt hơn khi bạn viết câu lệnh bằng Tiếng Anh. Bạn có thể viết bằng Tiếng Việt và thêm cụm “Please rewrite this prompt in English”. 

Ứng dụng các công thức content vào Chat GPT để tạo ra kịch bản livestream ưng ý
Ứng dụng các công thức content vào Chat GPT để tạo ra kịch bản livestream ưng ý

Dizim sẽ đưa ra một ví dụ minh họa: Bạn là một người bán hàng qua livestream với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực XX. Bạn sắp tổ chức một buổi livestream lớn để bán sản phẩm XX. Hãy soạn cho tôi một kịch bản livestream theo cấu trúc AIDA, nhắm đến đối tượng khách hàng có [thông tin, hành vi, vấn đề,…]. Tôi mong muốn một kịch bản dài khoảng 500 từ, với phong cách thân thiện, gần gũi với người xem. Please rewrite this prompt in English. 

Sau đó, bỏ câu lệnh Tiếng anh vào Chat GPT, thêm cụm “Vui lòng viết bằng Tiếng Việt”.

Bùng nổ xu hướng AI Livestreamer 

Bên cạnh áp dụng các mô hình, AI Livestreamer sẽ là một giải pháp tối ưu và nâng cao hiệu suất nhờ khả năng live 24/7. Dizim hiện đang là một trong những nền tảng cung cấp dịch vụ Livestreamer ảo hàng đầu: 

  • Khả năng tạo phiên bản ảo livestream của chính mình với cử chỉ và hành động như người thật cùng kho ngôn ngữ và giọng đọc đa dạng
  • Tính năng biên kịch AI Chat GPT được tích hợp trên Dizim giúp nhà bán hàng xây dựng nội dung kịch bản livestream hấp dẫn và thu hút người xem trong nháy mắt
  • Và còn nhiều tính năng, lợi ích hấp dẫn khác. 

Liên hệ ngay với Dizim để bùng nổ doanh thu bán hàng từ livestream ngay bây giờ.  

2 comments

  1. […] thêm các công thức sử dụng các AI Chatbots từ Dizim để tạo nội dung một cách hiệu […]

  2. […] khảo những công thức viết kịch bản hiệu quả để áp dụng với […]

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *